BỘ VI XỬ LÝ SERIES 5000 – CPU AMD Ryzen 9 5950X ( 16 NHÂN 32 LUỒNG / 3.4 – 4.9 GHz / 72MB )
Số nhân: |
16 |
Số luồng: |
32 |
Xung nhịp cơ bản: |
3.4GHz |
Xung nhịp tối đa: |
4.9GHz |
Bộ nhớ đệm L2 : |
8MB |
Bộ nhớ đệm L3: |
64MB |
Khả năng ép xung: |
Yes |
Tiến trình: |
TSMC 7nm FinFET |
Socket: |
AM4 |
PCI Express Version: |
PCIe 4.0 |
Thermal Solution (PIB): |
Not included |
Điện năng tiêu thụ: |
105W |
Ram hỗ trợ: |
DDR4-3200 |
Hỗ trợ công nghệ: |
|
Mã sản phẩm: |
AMD Ryzen™ 9 Desktop Processors |
Đánh giá AMD Ryzen 9 5950X: từ làm việc tới chơi game đều đỉnh, không chừa đất sống cho đối thủ
Từ vị thế kẻ thách thức, Ryzen 5000 đã giúp AMD vươn mình chiếm lấy ngôi vương trong làng CPU cho máy tính cá nhân.
Khi Tiến sĩ Lisa Su, chủ tịch kiêm CEO của AMD trình làng dòng CPU Ryzen 5000 với tên mã Venmeer mới nhất vào ngày 8/10 vừa qua, cả giới công nghệ như vỡ òa. Dù đã bắt đầu khởi sắc từ khi thế hệ Ryzen đầu tiên ra mắt hồi 2017, Ryzen thế hệ thứ 4 với series 5000 mới đánh dấu cột mốc vượt lên của “đội đỏ”. Lần đầu tiên hiệu năng đơn luồng hay đa luồng của Ryzen đều vượt mặt đối thủ.
Một trong những cải tiến lớn nhất của Ryzen 5000 chính là vi kiến trúc Zen 3. Giờ đây, một đế silicon hay còn gọi là chiplet của Ryzen sẽ chỉ có 1 cụm xử lý phức hợp CCX duy nhất với nhiều nhất lên tới 8 nhân thay vì 2 cụm CCX với 4 nhân mỗi cụm. Nhờ vậy, hiệu năng ở các ứng dụng sử dụng tới 8 nhân được cải thiện rõ rệt bởi độ trễ khi những ứng dụng không được tối ưu đặt tác vụ ở các luồng không cùng CCX đã được triệt tiêu. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các games hiện nay.
Trong bài đánh giá này, chúng ta sẽ thử nghiệm Ryzen 9 5950X và Ryzen 7 5800X đại diện cho thiết kế chiplet nêu trên. Với 16 và 8 nhân tương ứng, trên vi mạch của 2 CPU này sẽ có tương ứng 2 và 1 chiplet. Ở thế hệ CPU mới này chỉ các dòng CPU từ Ryzen 5 5600X với chỉ số TDP từ 65W trở xuống được trang bị tản nhiệm Wraith. Các CPU cao cấp với TDP 105W được AMD định hướng là cần sử dụng tản nhiệt khí hoặc nước hiệu năng tốt để đảm bảo khả năng tản nhiệt cho số lượng nhân dồi dào.
Vỏ hộp và cách đóng gói của Ryzen 9 5950X và Ryzen 7 5800X không quá khác biệt so với thế hệ trước. Tuy nhiên, màu xám đã có phần đậm hơn. Dù là CPU đầu bảng, Ryzen 9 5950X có cách đóng gói đơn giản không khác gì các sản phẩm cấp thấp hơn. Với cá nhân tôi thì đây là một điểm hơi đáng thất vọng khi nhìn sang phía bên kia chiến tuyến với cách đóng gói CPU đặc biệt cho CPU i9 cao cấp nhất. Nói vậy chứ khi mua linh kiện máy tính, người ta quan tâm đến hiệu năng, giá thành hơn là vỏ hộp. Xịn xò quá rồi đôi khi cũng được chế thành gạt tàn thuốc lá.
Một điểm đáng khen của AMD là socket AM4 vẫn được sử dụng sau 4 năm. Dù khả năng hỗ trợ ngược với các chipset cũ là khá hạn chế, đây vẫn là một cách tiếp cận được người dùng hoan nghênh. Tất nhiên, để có được những tính năng thời thượng nhất như PCIe 4.0 hay khả năng kích hoạt công nghệ AMD Smart Access Memory khi kết hợp với dòng card đồ họa AMD Radeon RX 6000 sắp ra mắt, người dùng sẽ cần nâng cấp lên bo mạch chủ trang bị các dòng chipset mới nhất X570 và B550.
Cũng nhờ vi kiến trúc mới mà hiệu năng của các CPU Ryzen 5000 đã bớt phụ thuộc vào xung nhịp RAM cũng như xung nhịp của vi kết nói Infinity Fabric, đặc biệt là ở các CPU với 8 nhân trở xuống. Xung nhịp Infinity Fabric trên Ryzen 5000 vẫn khóa ở mức 1800MHz cùng tỉ lệ 1:1 với xung nhịp RAM ở thiết lập đơn kênh nên việc đầu tư RAM với xung nhịp trên 3600MHz là không thực sự cần thiết. Việc kết hợp với một cặp RAM 4000MHz như trong cấu hình thử nghiệm cũng chỉ giúp cải thiện đôi chút về hiệu năng xử lý dữ liệu.
Cấu hình thử nghiệm:
CPU: AMD Ryzen 9 5950X
Mainboard: Gigabyte AORUS X570 MASTER
RAM: Patriot Viper Steel 2x8GB 4000MHz CL19
GPU: GeForce RTX 3080
NVMe: Samsung PM981a 1TB
Tản nhiệt: Arctic Liquid Freezer II 240
PSU: Corsair SF750
Cũng trong bài thử này, hiệu năng của bộ đôi Ryzen sẽ được so sánh cùng Intel Core i9-10900K, CPU đầu bảng cho máy tính cá nhân của “đội xanh”. Tuy so sánh có phần khập khiễng bởi CPU này có 10 nhân và 20 luồng, hiệu năng của bộ đôi Ryzen, đặc biệt là Ryzen 7 5800X sẽ gây ra nhiều bất ngờ.
Đầu tiên là hiệu năng Cinebench R20, công cụ benchmark được coi là thước đo cơ bản của hiệu năng CPU, có thể thấy nhờ cải tiến về vi kiến trúc và xung nhịp, hiệu năng đơn nhân của các CPU Ryzen 5000 đã vượt lên, hơn đối thủ tới 20%. Hiệu năng đa nhân của Ryzen 9 5950X có thể được coi là vô đối ở thời điểm hiện tại với 16 nhân và 32 luồng. Bất ngờ ở chỗ là hiệu năng đa nhân của R7 5800X chỉ kém i9-10900K chưa tới 10% dù chỉ có 8 nhân 16 luồng.
Tiếp đến là CPU-Z với câu chuyện hiệu năng đơn nhân tương tự. Nhờ chỉ số IPC cải thiện vượt bậc ở mức 19%, hiệu năng đơn nhân lẫn đa nhân Ryzen 7 5800X đã tiệm cận Core i9-10900K.
Với một bài thử mang tính thực tế hơn như 7-Zip, ứng dụng nén và giải nén file rất được ưa chuộng, AMD Ryzen 7 5800X lại một lần nữa vượt lên so với đối thủ đến từ Intel.
Trong khi đó, với 3DMark TimeSpy, một bài thử kết hợp cả CPU và GPU, điểm số CPU của Ryzen 9 5950X không còn cho thấy sự vượt trội của mình khi chỉ chênh 27 điểm trên 13000 so với i9-10900K trong khi có số nhân/luồng hơn gấp rưỡi. Có thể thấy ở những ứng dụng hay bài benchmark không quá mới và tận dụng được hết hiệu năng của CPU, Ryzen nói chung và Ryzen 5000 nói riêng vẫn chưa chiếm được ưu thế.
Một trong những phần thử nghiệm được mong chờ nhất có lẽ là hiệu năng chơi game. Trước đây, Intel vẫn luôn tự hào mình sở hữu CPU chơi game tốt nhất thị trường. Tuy nhiên, khẳng định này không được “thọ” cho lắm khi chỉ vài tháng sau, AMD Ryzen 9 5900X đã chiếm lấy ngôi vương này. Rất tiếc, trong bài đánh giá này chúng tôi chưa có cơ hội thử nghiệm. Tuy nhiên, Ryzen 7 5800X và Ryzen 9 5950X cũng chẳng hề kém cạnh.
Ở mỗi game với các API đồ họa khác nhau, một trong 3 CPU được đem so sánh lại thay nhau lên dẫn đầu nhưng chênh lệch là chỉ vài FPS, không đáng kể. Với việc chơi game ở độ phân giải 1080p trên một chiếc RTX 3080, yếu tố gây “nghẽn” và hạn chế FPS chính là CPU. Nếu chơi các game này ở độ phân giải cao hơn, chênh lệch sẽ không còn hoặc tương đương sai số trong các lần chạy thử. Bản thân tôi cho rằng việc thử nghiệm game ở độ phân giải 1080p ở năm 2020 đã không còn thực tế khi 2K đã dần trở nên phổ cập và các cấu hình máy cao cấp đã hướng tới độ phân giải 4K hay thậm chí 8K.
Nhiệt độ hoạt động của bộ đôi CPU AMD cũng khá ấn tượng. Dù chỉ được làm mát bằng một tản AIO với radiator kích thước 240mm, cả hai chạm ngưỡng khoảng 85 độ C ở bài thử ngặt nghèo nhất là Blender, vốn chạy bằng tập lệnh AVX2 và sinh ra nhiệt nhiều nhất. Ở các bài thử khác, nhiệt độ cao nhất thường chỉ ở mức khoảng hơn 70 độ C. Phiên bản HWinfo trong bài thử nghiệm không thể hiện được hiệu năng tiêu thụ nhưng theo ước tính, Ryzen 9 5950X sẽ tiêu thụ khoảng 200W mỗi giờ trong khi con số này của Ryzen 7 5800X là khoảng 130W. Thế mới thấy tiến trình 7nm ưu việt hơn thế nào so với 14nm++++.
Để kết luận, Ryzen 7 5800X nói riêng và series Ryzen 7 5000 nói chung thực sự xứng đáng với định nghĩa mà AMD dành cho nó “Hiệu năng chơi game tốt nhất phân khúc và hơn thế nữa”. Chỉ với 8 nhân 16 luồng nhưng CPU này có thể cạnh tranh sòng phẳng với Intel Core i9-10900K không chỉ ở hiệu năng chơi game mà còn các tác vụ dựng hình và xử lý dữ liệu. 8 nhân 16 luồng cũng là con số mà phần lớn các tựa game hiện nay có thể tận dụng được. Đây sẽ là CPU phù hợp với nhu cầu của phần lớn người dùng.
Còn Ryzen 9 5950X không chỉ là “Vi xử lý chơi game tốt nhất” mà nó còn mạnh vượt trội đến mức đứng riêng một phân khúc. Nếu bạn có nhu cầu công việc như dựng hình 3D, video hoặc đơn giản là có hầu bao rủng rỉnh cần một CPU chơi game siêu khủng thì đây chắc chắn sẽ là lựa chọn cho bạn.
Ngoài Ryzen 9 5950X và Ryzen 7 5800X, trong đợt bán ra này, Ryzen 9 5900X và Ryzen 5 5600X cũng sẽ được lên kệ. “Bộ tứ siêu đẳng này” sẽ có giá lần lượt cho 5950X, 5900X, 5800X và 5600X là 20.900.000 VNĐ, 14.300.000 VNĐ, 11.600.000 VNĐ và 7.900.000 VNĐ.
Tổng kết lại, có thể thấy rằng AMD Ryzen 5000 thực sự đã đặt cột mốc quan trọng trong lịch sử của AMD, như cái cách mà Athlon (K7) giúp AMD khẳng định mình cách đây hơn 20 năm. Một lần nữa tôi lại xin nhắc lại câu “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, câu thành ngữ cực kì phù hợp với biểu đồ phát triển của AMD trong gần 10 năm qua. Từ những nỗ lực ban đầu bằng Ryzen 1000 để nhen nhóm cơ hội cạnh tranh, sau gần 4 năm, AMD đã trở thành thách thức để đối thủ phải cạnh tranh với Ryzen 5000. Từ vị thế chạy theo, phải dùng số nhân/luồng để bù đắp hiệu năng, AMD Ryzen đã lớn mạnh vượt bậc để đẩy đối thủ vào tình cảnh tương tự. Sự “bá đạo” này được dự đoán sẽ tiếp tục thêm ít nhất 1 đến 2 năm nữa. Điều đó cũng chẳng quá quan trọng bởi khi 2 ông lớn ngành CPU máy tính cá nhân cạnh tranh khốc liệt, người hưởng lợi nhất chắc chắn là người tiêu dùng.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “CPU AMD RYZEN 9 5950X BOX CHÍNH HÃNG ( 16 NHÂN 32 LUỒNG / 3.4 – 4.9 GHZ / 72MB )”